5 cách khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ để có giấc ngủ ngon

Ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ

Ngưng thở khi ngủ: Dấu hiệu nhận biết, nguy cơ và điều trị

Ngưng thở khi ngủ có thể làm mỏng hộp sọ, tăng nguy cơ tử vong

Bà bầu bị rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ sinh non

Ngưng thở khi ngủ - Thủ phạm khiến quý ông bị rối loạn cương dương

Nếu không được điều trị, ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần, gây suy giảm miễn dịch, suy giảm trí nhớ và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Đặc biệt, một nghiên cứu mới đây trên Tạp chí European Respiratory (Thụy Sỹ) cho thấy, phụ nữ bị ngưng thở khi ngủ cũng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn.

Bên cạnh các biện pháp điều trị như phẫu thuật, sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP)… người bị ngưng thở khi ngủ có thể thực hiện một số cách dưới đây để khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ, có giấc ngủ ngon hơn:

Duy trì cân nặng ổn định

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao hơn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Theo đó, những người thừa cân, béo phì thường có các bó cơ lớn hơn ở vùng hầu họng, từ đó gây thu hẹp đường thở và dẫn tới những vấn đề hô hấp, xáo trộn giấc ngủ.

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Chest (Mỹ) cho thấy, những người béo phì có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao gấp đôi so với người có cân nặng ổn định. Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân có thể là do các phân tử chất béo tích tụ tại các mô quanh đường hô hấp trên, gây khó thở.

Để giảm cân và duy trì cân nặng ổn định, bạn nên tập thể dục đều đặn, có chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhiều trái cây, rau củ, thịt nạc)…

Tập yoga

Yoga là bài tập có sự kết hợp giữa tinh thần và cơ thể, bao gồm việc tập luyện theo các tư thế, tập thở, ngồi thiền... Khi tập yoga, hít thở đúng cách rất quan trọng, giúp tối ưu hóa hiệu quả tập luyện. Tập yoga hàng ngày có thể làm tăng năng lượng, tốt cho trái tim, cải thiện hô hấp, giúp tăng cường lưu lượng oxy trong cơ thể và từ đó khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ.

Nằm ngủ đúng tư thế

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí European Archives of Oto-Rhino-Laryngology (Đức) năm 2006, có tới hơn 50% các trường hợp ngưng thở khi ngủ là do nằm ngủ sai tư thế. Cụ thể, nằm ngửa có thể gây chặn đường thở, gây ngáy ngủ và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Thay vào đó, hãy nằm nghiêng khi ngủ để thấy dễ thở hơn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Đường thở bị khô có thể gây kích ứng và làm tình trạng ngưng thở khi ngủ thêm trầm trọng. Do đó, bạn nên thử dùng máy tạo độ ẩm trong phòng để cải thiện hô hấp. Thử thêm một vài giọt tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu oải hương, bạc hà vào máy tạo độ ẩm. Các loại tinh dầu này có khả năng chống viêm, giúp giảm căng thẳng và khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ.

Không uống rượu bia

Uống rượu bia có thể làm giãn các cơ cổ họng có nhiệm vụ kiểm soát hơi thở, khiến các cơ này chùng xuống và gây ngáy. Uống nhiều rượu bia còn có thể gây viêm trong đường thở, khiến các triệu chứng ngưng thở khi ngủ thêm trầm trọng. Do đó, bạn nên bỏ rượu bia để cải thiện sức khỏe tổng thể, cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp